Tết Đoan Ngọ

端午节 TẾT ĐOAN NGỌ

每年农历五月初五是中华民族古老的传统节日端午节。端午节也称端午、端阳。此外,端午节还有许多别称如午日节、重五节、浴兰节、女儿节、诗人节、龙日节等。

Mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm là ngày tết truyền thống lâu đời của dân tộc Trung Hoa – Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “Đoan Ngũ”, “Đoan Dương”. Ngoài ra, tết Đoan Ngọ còn có nhiều tên gọi khác, như “tết Ngọ Nhật”, “tết Trùng Ngũ”, “tết Dục Lan”, “tết Nữ nhi”, “tết Thi nhân”, “tết Long nhật”…

由于地域广大民族众多,加上许多故事传说,不仅产生了众多相异的节日名,各地也有着不尽相同的习俗。其内容主要有女儿回娘家、挂钟馗像、帖午叶符、悬挂菖蒲、艾草、佩香囊、赛龙舟、饮用雄黄酒、吃五毒饼、咸蛋、粽子等。有些活动如赛龙舟已得到新的发展,成为了国际性的体育赛事。

Do đất đai rộng lớn, dân tộc đông đúc, lại thêm rất nhiều câu chuyện truyền thuyết, không chỉ sinh ra nhiều tên gọi khác nhau, các vùng cũng có những tập tục không hoàn toàn giống nhau. Nội dung chủ yếu của tập tục Tết Đoan ngọ gồm: con gái về nhà mẹ đẻ, treo hình Chung Quỳ, dán bùa Ngọ Diệp, treo xương bồ, lá ngải, đeo túi thơm, đua thuyền rồng, uống rượu hùng hoàng, ăn bánh ngũ độc, trứng muối, bánh ú… Có một số hoạt động như đua thuyền rồng đã có sự phát triển mới, trở thành môn thi đấu thể thao mang tính quốc tế.

关于端午的由来,说法甚多。端午的起源是中国古代南方吴越民族举形图腾祭的节日。但千百年来,屈原的爱国精神和感人诗词已广泛深入人心,因此,纪念屈原之说影响最广最深。

Có rất nhiều thuyết về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ. Khởi nguồn của Tết Đoan Ngọ là ngày dân tộc Ngô Việt ở miền Nam Trung Quốc cổ đại cử hành lễ cúng totem. Nhưng trăm ngàn năm nay, tinh thần yêu nước và thơ từ cảm động lòng người của Khuất Nguyên đã rộng rãi đi sâu vào lòng người, vì thế, truyền thuyết Tết Đoan Ngọ kỷ niệm Khuất Nguyên có ảnh hưởng sâu rộng nhất.

屈原是春秋时期楚怀王的大臣。他在流放途中写下的忧国忧民的《离骚》《天问》《九哥》等不朽诗篇。因此,端午节也称诗人节。秦军攻破楚国京都后,屈原心如刀割,于5月5日抱石投汨罗江身死。屈原死后,楚国百姓到汨罗江边凭吊屈原。有位渔夫拿出饭团、鸡蛋等食物丢进江里,说是让鱼龙虾蟹吃饱了,就不会去咬屈原的身体了。人们见后纷纷效仿。一位老医师则拿来一坛雄黄酒倒进江里,说要药晕蛟龙水兽,以免伤害屈原。以后,在每年的五月初五就有了龙舟竞渡、吃粽子、喝雄黄酒的风俗,以此来纪念爱国诗人屈原。

Khuất Nguyên là đại thần của Sở Hoài Vương thời Xuân Thu. Trên đường lưu đày, ông đã viết nên những áng thơ bất hủ ưu quốc ưu dân như “Ly tao”, “Thiên vấn”, “Cửu ca”…, vì thế Tết Đoan Ngọ cũng được gọi là “tết Thi nhân”. Sau khi quân Tần công phá kinh đô nước Sở, Khuất Nguyên lòng như dao cắt. Vào ngày mùng 5 tháng 5, ông ôm đá trầm mình xuống sông Mịch La mà chết. Sau khi Khuất Nguyên chết đi, người dân nước Sở đến bên bờ sông Mịch La tưởng niệm Khuất Nguyên. Có người ngư dân lấy ra thức ăn như cơm nắm, trứng gà… vứt xuống sông, nói là để cho tôm cá ăn no, sẽ không đi rỉa thân thể của Khuất Nguyên. Mọi người thấy vậy liền lũ lượt bắt chước. Một thầy thuốc già thì lấy ra một vò rượu hùng hoàng đổ xuống sông, nói là để thuốc làm giao long và những con thú trong nước choáng váng, để khỏi làm hại Khuất Nguyên. Về sau, vào ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm liền có phong tục đua thuyền rồng, ăn bánh ú, uống rượu hùng hoàng, lấy đó để kỷ niệm nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên.

端午节的龙舟竞渡起源于纪念伍子胥。每年农历五月初五,浙江上虞人民要乘龙舟迎涛而上迎接伍君,所谓伍君便是伍子胥。伍子胥是楚国人,父兄均为楚王所杀,伍子胥奔向吴国助吴伐楚,后来吴大王夫差听信小人谗言,赐子胥宝剑自栽。伍子胥在死前对邻舍人说:我死后,将我眼睛挖出悬挂于吴京之东门上,以看越国军队入城灭吴。夫差闻言大怒,将其尸体于5月5日投入大江。传说在端午节正午时分,能看到伍子胥那把白光剑的影子,而看到白光剑影的人这一年就一定无灾难,表达了人们对幸福生活的希冀。

Đua thuyền rồng vào dịp Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ việc kỷ niệm Ngũ Tử Tư. Vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, người dân Thượng Ngu ở Chiết Giang sẽ lái thuyền rồng vượt sóng nghênh đón ông Ngũ. Ông Ngũ tức là Ngũ Tử Tư. Ngũ Tử Tư là người nước Sở. Cha anh đều bị vua nước Sở giết. Ngũ Tử Tư chạy đến nước Ngô giúp Ngô phạt Sở. Về sau, đại vương nước Ngô là Phù Sai tin lời sàm ngôn của tiểu nhân, ban cho Tử Tư bảo kiếm bắt ông tự sát. Trước khi chết, Ngũ Tử Tư nói với người láng giềng rằng: Sau khi tôi chết, hãy móc mắt tôi treo trên cửa phía Đông của kinh đô nước Ngô để nhìn thấy quân nước Việt vào thành diệt nước Ngô. Phù Sai nghe được vô cùng tức giận, đem thi thể của ông ném xuống sông lớn vào ngày mùng 5 tháng 5. Tương truyền vào giữa trưa của ngày Tết Đoan Ngọ, có thể nhìn thấy bóng thanh kiếm Bạch Quang của Ngũ Tử Tư, mà người nhìn thấy bóng kiếm Bạch Quang thì năm đó nhất định sẽ không có tai nạn, truyền thuyết này đã biểu đạt nguyện vọng của con người về cuộc sống hạnh phúc.

Đua thuyền rồng

还有一个传说,是纪念东汉孝女曹娥救父投江。曹娥是东汉上虞人。父亲溺于江中,数日不见尸体,当时孝女曹娥年仅十四岁,昼夜沿江号哭,过了十七天在五月五日也投江自尽。没想到,五天后曹娥抱出父亲尸体浮于水面。后人为纪念曹娥的孝节,在曹娥投江之处新建曹娥庙。曹娥殉父之处定为曹娥江,每逢农历五月15至22,曹娥庙都要举行盛大的庙会。

Còn có một truyền thuyết kỷ niệm Tào Nga – người con gái có hiếu thời Đông Hán – nhảy sông cứu cha. Tào Nga là người Thượng Ngu thời Đông Hán, cha bị chết đuối dưới sông, mấy ngày không thấy xác. Lúc đó hiếu nữ Tào Nga chỉ mới 14 tuổi, ngày đêm đi dọc theo bờ sông gào khóc, qua 17 ngày, vào ngày mùng 5 tháng 5 cũng nhảy xuống sông tự tử. Không ngờ, 5 ngày sau Tào Nga ôm xác cha nổi lên trên mặt nước. Để kỷ niệm lòng hiếu thảo của Tào Nga, người đời sau đã xây dựng miếu Tào Nga ở chỗ Tào Nga nhảy xuống sông. Nơi Tào Nga chết theo cha được gọi là sông Tào Nga. Mỗi độ 15-22 tháng 5 âm lịch, miếu Tào Nga đều tổ chức lễ hội linh đình.

时至今日,端午节仍是中国十分兴盛的隆重节日。

Đến ngày nay, tết Đoan Ngọ vẫn là ngày tết lớn vô cùng hưng thịnh của Trung Quốc.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *