Tết Trung Nguyên

农历七月十五,中元鬼节的由来 NGUỒN GỐC TẾT TRUNG NGUYÊN – TẾT CÔ HỒN (rằm tháng 7 âm lịch)

在中国,每年农历的7月15日民间称之为“鬼节”,也就是中元节。而中元节在佛教中称为“盂兰节”。

Ở Trung Quốc, ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm dân gian gọi là “Tết ma” (Tết cô hồn), cũng chính là Tết Trung Nguyên, mà Tết Trung Nguyên trong Phật giáo gọi là “Lễ Vu Lan”.

相传在这一天,阎罗王就会打开“鬼门关”让冥界关押的鬼魂出来自由活动,直到7月结束才可以回归地府。因此,民间便盛行在中元节对已逝去的亲人进行拜祭,烧冥钱、放河灯、做法事来祈求保佑,消灾增福。

Tương truyền vào ngày này, Diêm La Vương sẽ mở “Quỷ môn quan” để các hồn ma bị nhốt ở Minh giới ra hoạt động tự do, mãi đến hết tháng 7 mới có thể trở về Địa phủ. Vì thế, dân gian bèn thịnh hành việc cúng bái người thân đã khuất vào ngày Tết Trung Nguyên, đốt tiền giấy, thả đèn nổi trên sông, làm pháp sự để cầu phù hộ, tiêu tai tăng phúc.

大多数人都不知道中国“鬼节”的由来。实际上,“鬼节”源自佛教“盂兰盆会”。相传,释迦牟尼弟子目连尊者父母双亡,在他得道之前十分思念自己的母亲,修成正果之后,他便用天眼通在地狱中寻找自己的母亲,却发现母亲已堕入饿鬼道,每当食物入口,便化为熊熊烈火,苦不堪言。他很心痛,便向释迦牟尼请求如何才能帮助自己的母亲脱离苦海?释迦牟尼训示道:“由于你母亲生前罪孽深重,死后堕入饿鬼道,万劫不复。如果想要解脱,光凭你一个人的力量是不够的,必须集合众人的力量,才能化解。”于是,目连尊者历尽艰辛广集僧众,在7月15日这一天做了一场盛大的法会,超度地狱亡魂,终于帮助母亲脱离苦海。这场盛会便成为“盂兰盆会”。盂兰盆是印度梵语“倒悬”的意思。这个节日与中国的中元节原本没有关系,但是中国道教的中元地官赦罪日刚好也在这一天,于是“盂兰盆会”的故事便与中元相融合并加入了许多中国化的元素,从而形成了具有教化作用的中国民间传统节日——中元鬼节。

Đại đa số người đều không biết nguồn gốc “Tết cô hồn” của Trung Quốc. Trên thực tế, “Tết cô hồn” bắt nguồn từ “Hội Vu Lan Bồn” của Phật giáo. Tương truyền, đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni – tôn giả Mục Liên – cha mẹ đều mất. Trước khi ông đắc Đạo, vô cùng tưởng nhớ mẹ của mình. Sau khi tu thành chính quả, ông bèn dùng Thiên Nhãn Thông tìm kiếm mẹ mình nơi địa ngục, lại phát hiện người mẹ đã bị đọa vào đường Ngạ Quỷ (quỷ đói), mỗi khi thức ăn vào miệng bèn hóa thành ngọn lửa hừng hực, khổ khôn xiết kể. Ông rất đau lòng, bèn cầu xin Phật Thích Ca Mâu Ni, làm thế nào mới có thể giúp mẹ mình thoát khỏi bể khổ. Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: “Do mẹ con lúc còn sống tội nghiệt sâu nặng, sau khi chết bị đọa vào đường Ngạ Quỷ, muôn kiếp không trở lại được. Nếu muốn giải thoát, chỉ dựa vào sức của một mình con là không đủ, cần phải tập hợp sức của nhiều người mới có thể hóa giải”. Thế là, tôn giả Mục Liên trải qua mọi gian khổ, tập hợp đông đảo tăng chúng, vào ngày 15 tháng 7 này, làm một pháp hội lớn, siêu độ vong hồn nơi địa ngục, cuối cùng giúp mẹ thoát khỏi bể khổ. Tràng pháp hội lớn này bèn trở thành “Hội Vu Lan Bồn”. “Vu Lan Bồn” có nghĩa là “treo ngược” trong tiếng Phạn của Ấn Độ. Ngày lễ này vốn không có liên quan đến Tết Trung Nguyên của Trung Quốc, nhưng ngày Trung Nguyên Địa Quan xá tội trong Đạo giáo của Trung Quốc vừa khéo cũng vào ngày này, thế là câu chuyện “Hội Vu Lan Bồn” bèn dung hợp với Trung Nguyên, đồng thời gia nhập thêm nhiều nguyên tố Trung Quốc hóa, từ đó đã hình thành ngày lễ tết truyền thống dân gian Trung Quốc có tác dụng giáo hóa – Tết cô hồn Trung Nguyên.

Mục Liên cứu mẹ

中元节与除夕、清明、重阳三节是中国传统的祭祖大节。在古代,农历正月十五称上元节——庆元宵。7月15称中元节,祭祀先人。10月15日称下元节,食寒食、纪念贤人。部分地区的中元节在7月14日,中元节当天民间普遍进行祭祀鬼魂活动,成为中国民间最大的祭祀节日之一。在中国民间,人们都会通过烧纸的方式来纪念先人。那么,烧纸这个习俗是怎么来的呢?

Tết Trung Nguyên cùng với ba ngày lễ tết Trừ Tịch (giao thừa), Thanh Minh, Trùng Dương là ngày lễ lớn cúng bái tổ tiên truyền thống của Trung Quốc. Vào thời xưa, ngày 15 tháng giêng âm lịch được gọi là Tết Thượng Nguyên, mừng Nguyên Tiêu; ngày 15 tháng 7 được gọi là Tết Trung Nguyên, cúng bái tổ tiên; ngày 15 tháng 10 được gọi là Tết Hạ Nguyên, ăn đồ nguội, kỷ niệm người tài đức. Tết Trung Nguyên ở một số địa phương vào ngày 14 tháng 7. Ngày Tết Trung Nguyên, dân gian phổ biến tiến hành hoạt động cúng cô hồn, trở thành một trong những ngày lễ cúng bái lớn nhất của dân gian Trung Quốc. Trong dân gian Trung Quốc, mọi người đều sẽ thông qua phương thức đốt giấy để kỷ niệm tổ tiên. Vậy tập tục đốt giấy này vì sao mà có?

Đốt tiền giấy

相传在东汉时期,蔡伦改造了造纸术后生意兴隆,赚了很多钱。蔡伦的哥哥蔡莫,嫂嫂慧娘看了之后非常羡慕,于是慧娘叫蔡莫也去学造纸,但是蔡莫的没有恒心,学习了没多长时间便以为自己已经掌握了造纸的技术,就急急忙忙的自己开了家造纸店,结果造出来的纸品质低劣,生意惨淡,一屋子的纸让慧娘和蔡莫十分发愁。最后,慧娘想出一条妙计,便教蔡莫如何去做。这天晚上,邻居们突然听到蔡莫家传出了嚎啕大哭的声音,大家赶来一看,才知道蔡莫在家中暴斃。第二天清晨,慧娘当着邻居的面,在棺前一边哭诉,一边烧纸。烧着烧着忽然听到棺材里有响声,过了一会儿又听到棺材里面传出蔡莫的声音,邻居们都惊呆了,打开棺盖一看,蔡莫又活了过来。他告诉邻居,他死后到了阴间,阎王让他推磨,因为慧娘烧给他很多的纸钱,所以很多的小鬼都争着帮他推磨。他又交给阎王很多的钱,所以阎王就放他回来了。慧娘故意装作不知道的问:“我没有给你送过钱啊?”蔡莫说阴间是以纸当钱的,指着燃烧的火堆说那就是钱。邻居看到这种情况都争前恐后的掏钱来买蔡莫造的纸,认为纸钱有很大的用处,能让人起死回生。消息传开后,短短几天蔡莫家的纸就全都卖光了。之后,每当有人办丧事都会来买蔡莫造的那种纸。后来慢慢的这种纸也被称为“纸钱”。因为大多用于七月半祭祀祖先用,所以也叫做“烧纸钱”。对于烧纸钱祭祖的习俗,专家表示:通过烧纸钱的方式来纪念先人是一种民间的习俗,也是很多人的一种信仰与心理寄托。但是需要正确的引导和规范,在烧纸钱祭祖的同时,也应该注意场所与环境适可而止。

Tương truyền vào thời Đông Hán, sau khi Thái Luân cải tạo kỹ thuật làm giấy, việc làm ăn phát đạt, kiếm được rất nhiều tiền. Anh trai Thái Luân – Thái Mạc, chị dâu Huệ Nương thấy vậy rất hâm mộ, thế là Huệ Nương bảo Thái Mạc cũng đi học làm giấy, nhưng Thái Mạc không có kiên trì, học không được bao lâu bèn cho rằng mình đã nắm được kỹ thuật làm giấy, liền vội vội vàng vàng tự mình mở một tiệm làm giấy, kết quả giấy làm ra chất lượng kém, buôn bán ế ẩm. Giấy chất đầy nhà khiến Huệ Nương và Thái Mạc vô cùng rầu rĩ. Cuối cùng, Huệ Nương nghĩ ra một kế hay, bèn chỉ Thái Mạc phải làm thế nào. Tối hôm đó, hàng xóm láng giềng đột nhiên nghe được nhà Thái Mạc truyền ra tiếng gào khóc. Mọi người vội đến xem, mới biết Thái Mạc chết đột ngột trong nhà. Sáng sớm hôm sau, Huệ Nương ở trước mặt hàng xóm vừa khóc kể trước quan tài, vừa đốt giấy. Đốt mãi đốt mãi, bỗng nghe thấy trong quan tài có tiếng vang, qua một lúc, lại nghe thấy trong quan tài truyền ra tiếng của Thái Mạc. Hàng xóm láng giềng đều kinh sợ ngây người, mở nắp quan tài ra xem, Thái Mạc lại sống lại. Ông ta nói với hàng xóm, sau khi ông ta chết đã xuống âm phủ, Diêm Vương bảo ông ta đẩy cối xay. Vì Huệ Nương đốt cho ông ta rất nhiều tiền giấy, nên rất nhiều tiểu quỷ đều tranh nhau giúp ông ta đẩy cối xay, ông ta lại nộp cho Diêm Vương rất nhiều tiền, nên Diêm Vương bèn thả ông ta trở về. Huệ Nương cố ý vờ như không biết mà hỏi: “Tôi đâu có đưa tiền cho ông đâu”. Thái Mạc nói dưới âm phủ lấy giấy làm tiền, chỉ vào đống lửa đang cháy nói đó chính là tiền. Hàng xóm láng giềng thấy vậy, đều tranh nhau móc tiền ra mua giấy Thái Mạc làm, cho rằng tiền giấy có công dụng rất lớn, có thể khiến người ta chết đi sống lại. Sau khi tin tức truyền ra, ngắn ngủi mấy ngày, giấy nhà Thái Mạc đều bán sạch. Sau đó, mỗi lần có người làm đám tang, đều sẽ đến mua loại giấy mà Thái Mạc làm, về sau dần dần loại giấy này cũng được gọi là “tiền giấy”. Vì đa phần dùng vào giữa tháng 7, dùng để cúng tổ tiên, cho nên cũng gọi là “đốt tiền giấy”. Đối với tập tục đốt tiền giấy cúng tổ tiên, các chuyên gia cho rằng, thông qua phương thức đốt tiền giấy để kỷ niệm tổ tiên là một tập tục dân gian, cũng là một loại tín ngưỡng và gửi gắm tâm lý của rất nhiều người, nhưng cần phải hướng dẫn và quy phạm một cách đúng đắn, đồng thời với việc đốt tiền giấy cúng tổ tiên, cũng nên chú ý đến nơi chốn và môi trường, đến mức thích hợp thì ngưng. 

也有观点认为,为死者烧纸送钱,送盘缠是源自佛家的生死轮回说。人们相信人死后有灵魂存在,为了让死去的亲人能在阴间少遭些罪,心诚的人们便烧纸钱给他们,希望他们在另一个世界能过上好日子。烧纸钱亡者自然不会收到,但是人们宁愿通过这种方式缓解对亲人的相思之苦,并借助这种方式继续尽着世间没有完成的孝道聊以自慰。但是,与其死后多烧纸,不如生前多孝顺。生前父母不孝敬,死后何必哭鬼神。

Cũng có quan điểm cho rằng, đốt giấy tặng tiền, đốt vàng mã cho người chết là bắt nguồn từ thuyết luân hồi sinh tử của nhà Phật. Mọi người tin rằng, sau khi con người chết đi, có linh hồn tồn tại. Để khiến người thân chết đi có thể bớt chịu tội ở âm phủ, những người thành tâm bèn đốt giấy tiền cho họ, hy vọng họ có thể sống tốt ở một thế giới khác. Đốt giấy tiền, người chết đương nhiên sẽ không nhận được, nhưng mọi người thà rằng thông qua phương thức này để làm dịu đi nỗi khổ nhớ nhung đối với người thân, đồng thời mượn phương thức này để tiếp tục làm tròn đạo hiếu mà ở thế gian chưa hoàn thành nhằm miễn cưỡng tự an ủi. Nhưng thay vì sau khi chết đốt nhiều giấy tiền, chi bằng lúc còn sống hiếu thảo nhiều hơn. Bố mẹ còn sống không hiếu thảo, chết đi hà tất khóc quỷ thần.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *